“Cái gì càng cấm cản người ta càng làm”. Chơi game cũng vậy, khi người lớn chúng ta càng cấm thì các con càng có xu hướng nổi loạn hơn. Nếu cha mẹ không cho con chơi game ở nhà thì con sẽ tìm đến các quán net, quán game online để chơi. Thậm chí còn trốn học để chơi game. Vậy làm thế nào để con chơi game đúng cách và không làm ảnh hưởng tới việc học? Chúng ta cùng tìm ra đáp án tại bài viết này nhé!
Vì sao con lại thích thú chơi game như vậy?
Game có sức hút đặc biệt khi giúp người chơi hóa thân thành nhân vật, trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt mà thực tế không thể thực hiện. Ví dụ: khi lái tàu vũ trụ, người chơi có thể nhảy từ trên đỉnh núi xuống, có sức mạnh ảo to lớn, không lo lộ mặt… Ngoài ra, đồ họa game rất đẹp mắt, có các chế độ tính điểm, vượt qua các chặng, tăng cấp độ làm người chơi luôn có tâm lý tò mò, khám phá muốn chinh phục những thử thách đó.
Về khía cạnh giải trí, chơi game mang lại cho chúng ta những lợi ích như chơi điện tử giúp rèn luyện tư duy, nhạy bén, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo. Bên cạnh đó, nó tạo cho chúng ta sự kiên trì, nhẫn nại phân bại thắng thua, game giúp chúng ta rèn luyện được khả năng tiếng anh khá nhiều.
Mặc dù chơi game rất thú vị nhưng ham mê quá độ có thể dẫn đến xa rời cuộc sống thực, tốn nhiều thời gian vào việc giải trí, suy giảm thể lực, trí tuệ. Điều này làm cho con xa rời các mối quan hệ xã hội, thậm chí là quá nhập tâm vào những game bạo lực có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi.
Giải pháp giúp con chơi game đúng cách
1. Sự gắn kết ba mẹ và con cái
Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng nghiện game của bé chính là vì ba mẹ chưa dành nhiều thời gian cho con. Công việc bận rộn có thể khiến cho sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái trở nên thật mong manh. Để bé chơi game giải trí mà không bị nghiện, cả ba và mẹ đều cần theo sát con một cách chặt chẽ hơn.
- Chăm sóc con: Bạn nên cho bé ăn sáng ở nhà và chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt nhằm tránh trường hợp bé nhịn ăn để có tiền chơi game.
- Kiểm soát con: Hãy quản lý chi tiêu và lịch trình của bé mỗi ngày để tránh khả năng con sa đà vào game. Không cho bé sử dụng điện thoại của ba mẹ hoặc sử dụng máy tính truy cập internet mà không có sự cho phép của người lớn.
- Trò chuyện với con: Khi trò chuyện với bé thường xuyên, bạn có thể giúp bé giải quyết các vướng mắc và bé sẽ không có xu hướng tìm kiếm sự giải tỏa trong game. Đồng thời hãy quan sát bạn bè của con để kịp thời phát hiện ra bé có bạn mê chơi game và nhắc nhở bé.
2. Tham gia nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, cha mẹ nên giành thời gian trò chuyện với con, hãy thử gợi ý cho con những hoạt động giải trí lành mạnh khác xem nào!
Bạn có thể đăng ký một lớp học năng khiếu theo sở thích của bé: hát, múa, đàn, vẽ… Hãy lên lịch trình tập thể thao cho bé mỗi tuần với các môn như bơi lội, cầu lông, chạy bộ, võ thuật… vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp bé có tinh thần sảng khoái để học hành và vui chơi. Bạn còn có thể tập bé thói quen đọc sách trước khi ngủ hoặc xem những bộ phim tiếng Anh vào dịp cuối tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại cùng gia đình và khích lệ bé tham gia các hoạt động từ thiện để bé khám phá thế giới xung quanh nhé.
3. Phần thưởng cho bé ngoan
Trò chơi là một phần không thể thiếu giúp trẻ phát triển toàn diện, thế nên game cũng là một sở thích của bé mà ba mẹ nên tôn trọng. Muốn bé tận hưởng sở thích của mình một cách lành mạnh, ba mẹ cần có một thỏa thuận: Con sẽ được chơi game nếu vẫn đảm bảo kết quả học tập tốt. Hãy xem đây như là một phần thưởng để tạo động lực cho con phấn đấu. Bạn nên giới hạn giờ chơi game và theo sát bé đối với những trò đòi hỏi có sự di chuyển như Pokemon Go để đảm bảo an toàn cho con. Đôi khi bạn cũng có thể chơi game cùng con để tăng cường sự gắn kết, bé yêu sẽ rất vui vì có ba mẹ cũng thích chơi game giống mình đấy!
4. Gợi ý những game giáo dục
Ngoài ra, cha mẹ có thể gợi ý cho bé thử chơi những trò chơi mang tính giáo dục, phát triển thông minh như: ABC Kids ( trò chơi dạy ngữ âm và bảng chữ cái miễn phí), ColorMe (trò chơi tô màu dành có tính giáo dục nhất hiện nay), Thinkrolls, Lắp ghép…. Lúc đầu, bé có thể chưa thích chơi nhưng dần dần thấy cha mẹ chơi, bé cũng sẽ thấy thích thú chơi đó.
5. Thoả thuận thời gian chơi game
Nếu con muốn chơi games. Bố mẹ hãy thỏa thuận với con rằng: Chỉ chơi 30 phút thôi vì 30 phút nữa sẽ đến giờ ăn tối. Nếu con đồng ý thì bố mẹ mới cho chơi. Sau 30 phút yêu cầu con ngừng chơi game. Nếu con vẫn phớt lờ hoặc nài nỉ chơi thêm, bố mẹ hãy kiên quyết yêu cầu con ngừng lại vì thời gian đã thỏa thuận từ trước. Nếu trẻ vẫn chống đối, bố mẹ có thể dùng biện pháp mạnh như tịch thu game và cấm trẻ chơi game trong một thời gian. Như vậy lần sau trẻ sẽ không dám nài nỉ thời gian chơi nữa.
Bạn có thể tham khảo đồ chơi cho bé tại đây nhé!
Website: https://shopmc.vn/
Địa chỉ: số 1, ngách 41, ngõ 1160 đường Láng (ngõ Chùa Nền).
Gọi ngay mua hàng: 0981058326 – 0973360446 – 0904568069